Năm 2020: TUỔI TRẺ NAM TRÀ MY TỰ HÀO TIẾN BƯỚI DƯỚI CỜ ĐẢNG!

Danh mục

Thống kê

  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 17
  • Tháng hiện tại: 1134
  • Tổng lượt truy cập: 1578204

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 6/2020

Đăng lúc: Thứ ba - 07/07/2020 09:23 - Người đăng bài viết: tuoitrentm
TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 6/2020
TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 6/2020

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 6/2020

I. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC
ĐỂ SỨC SỐNG, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH MÃI TRƯỜNG TỒN!
Tư tưởng Hồ Chí Minh không những có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của cách mạng Việt Nam mà còn góp phần tích cực trong các bước tiến của nhân loại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Đây là nhân tố không thể thiếu trong tư duy và hành động của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn tới.
KIÊN ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ CON ĐƯỜNG BÁC HỒ ĐÃ CHỌN
 Đó là mục tiêu và con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn mục tiêu và con đường này khi trở thành người cộng sản cuối năm 1920. Đến Hội nghị ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa vào Cương lĩnh chính trị đầu tiên chiến lược: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(1). Nếu diễn đạt như sau này thì là: làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Cần khẳng định rằng, Cương lĩnh chính trị đúng đắn của Đảng ngay từ khi mới ra đời là một sự bảo đảm chắc chắn nhất cho thành công của cách mạng Việt Nam trong suốt các thời kỳ phát triển.
Cách mạng Việt Nam đã trải qua nhiều thử thách, trong đó có những thử thách tưởng chừng như không vượt qua nổi, nhưng nhờ kiên định mục tiêu, con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn và Đảng đã khẳng định trong các cương lĩnh chính trị của mình, nên đã giành được những thắng lợi vĩ đại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ một dân tộc chịu ách nô lệ của thực dân, phong kiến, Việt Nam đã trở thành một nước độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân Việt Nam đã kiên cường, anh dũng đánh thắng những thế lực ngoại xâm, đế quốc hùng mạnh để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, trở thành một dân tộc tiên phong trên thế giới của thế kỷ XX - thế kỷ phi thực dân hóa; tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có sự nghiệp đổi mới gần 35 năm nay với những kết quả to lớn có ý nghĩa lịch sử.
Giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang xây dựng và phát triển trong điều kiện của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, xuất hiện sự đan xen thời cơ và thách thức rất lớn. Các thế lực thù địch luôn ra sức tăng cường chống phá cách mạng Việt Nam, muốn làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa của quá trình phát triển đất nước. Đứng trước tình hình đó, toàn Đảng, toàn dân ta càng phải quán triệt hơn nữa mục tiêu và con đường phát triển dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định, coi đó là nguyên tắc bất di bất dịch, vì nếu xa rời nguyên tắc đó thì chắc chắn mọi thành quả của cách mạng Việt Nam sẽ bị tiêu tan.
ĐẨY MẠNH VIỆC ĐỔI MỚI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề xây dựng Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân (mà sau này được gọi là hệ thống chính trị), trong đó đặc biệt là xây dựng và chỉnh đốn Đảng làm cho hệ thống chính trị luôn trong sạch, vững mạnh, nổi lên như một nhân tố quan trọng nhất, là điều kiện tiên quyết cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Người luôn nhất quán với quan điểm: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”(2). Để sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục lan tỏa trong giai đoạn cách mạng mới, phải tiếp tục đổi mới việc xây dựng hệ thống chính trị, trong hệ thống chính trị đó, Đảng là hạt nhân lãnh đạo; phải đặc biệt tiếp tục coi trọng việc nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của đất n­ước, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
 
Đất nước ta đang đứng trước nhiệm vụ phát huy sức sáng tạo, ý chí và khát vọng phát triển; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chú trọng đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Muốn đạt được những mục tiêu nhiệm vụ trên, việc xây dựng hệ thống chính trị phải bảo đảm trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân.
Thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ đó cũng là quá trình tích cực nhất đáp ứng “điều mong muốn cuối cùng” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong Di chúc: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”(3). Đó cũng là nhiệm vụ “rất to lớn, nặng nề và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang… một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ nay cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”(4). Thực hiện tốt nhiệm vụ đó cũng là tích cực thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và cụ thể là đường lối đổi mới của Đảng đã xác định vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tiếp tục đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống trong tình hình mới đòi hỏi phải tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, kiên định mục tiêu phát triển của đất nước, hoạch định đúng đường lối; nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trị, tầm trí tuệ, tính chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng và của cán bộ, đảng viên, trước hết và quan trọng nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp, cán bộ chiến lược; thực hành dân chủ trong Đảng gắn liền với tăng cường kỷ luật của Đảng.
Trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, cần tiếp tục đổi mới mạnh hơn nữa nội dung, phương thức công tác tư tưởng, nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục trong tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước. Xử lý đúng đắn và kịp thời các vấn đề tư tưởng, bảo đảm sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, đồng thuận cao trong xã hội. Đẩy mạnh nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn để tìm tòi, rút ra những vấn đề lý luận đúng đắn định hướng cho việc hoàn thiện đường lối, chính sách, chủ trương xây dựng và bảo vệ, phát triển đất nước trong tình hình thời cơ và thách thức ngày càng lớn. Thường xuyên tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng, đấu tranh kiên quyết và có hiệu quả với những quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những tiêu cực trong hệ thống chính trị nói chung và trong Đảng nói riêng.
Tiếp tục xây dựng và chỉnh đốn Đảng về tổ chức phải nhằm vào đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt là nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; thường xuyên kết nạp những người ưu tú vào Đảng đồng thời kiên quyết đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, có đủ đức - tài, xử lý nghiêm minh, đúng Điều lệ và quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với cán bộ vi phạm kỷ luật Đảng và vi phạm pháp luật, bất kể người đó giữ chức vụ nào và người đó đã chuyển công tác hoặc đang nghỉ hưu.
Phải kiên định mục tiêu và con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó chính là bài học lớn nhất từ hơn 90 năm hoạt động của Đảng, là thái độ tích cực nhất khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, là sự cụ thể hóa có giá trị nhất trong việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức cách mạng là gốc của cây, là nguồn của sông suối, là cái căn bản của người cách mạng. Do đó, tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng và chỉnh đốn Đảng về đạo đức cũng là thực hiện một trong những nội dung quan trọng nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng.Từ những năm đầu thế kỷ XXI, Đảng đã đề ra chủ trương trong toàn hệ thống chính trị học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đại hội XII của Đảng nhận định: “Việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt kết quả bước đầu quan trọng”(5). Tuy nhiên, việc này “chưa đều, chưa đi vào chiều sâu ở nhiều ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; một số nơi thực hiện còn mang tính hình thức”(6). Trong thời gian tới, tính hiệu quả của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vẫn là một điểm nhấn đáng chú ý trong xây dựng hệ thống chính trị.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn tới còn là sự tập trung ưu tiên vào thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm: Một là, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống gắn với việc “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”(7)Hai là, đổi mới mạnh mẽ và nâng cao có hiệu quả chất lượng công tác cán bộ. Ba là, tiếp tục đổi mới, kiện toàn và từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Yêu cầu đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống của sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta còn phải là đề ra những giải pháp có tính đột phá. Đó là phải tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhất là công tác tổ chức, cán bộ. Đó là phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Tăng cường hơn nữa kỷ luật, kỷ cương đi đôi với việc tạo môi trường đổi mới sáng tạo trong công tác cán bộ trong đó đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng tốt yêu cầu cách mạng. Đó là kiên quyết đấu tranh chống mọi tiêu cực, trong đó đặc biệt là tham nhũng/tham ô, lãng phí, quan liêu - những tiêu cực này Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi đó là “giặc nội xâm” - đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát thật chặt chẽ quyền lực đã trao cho từng cán bộ lãnh đạo các cấp.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần thể hiện khát vọng của bản thân mình đối với vị thế của đất nước Việt Nam. Trong Di chúc, Người viết về việc riêng: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”(8). Hối hận thì không, nhưng tiếc thì có; không phải là tiếc chưa có vật chất đủ đầy, không phải là vì tiếc buộc phải rời bỏ quyền cao chức trọng mà tiếc là không còn được sống lâu hơn nữa để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, tức là làm đầy tớ thật trung thành cho dân. Đó là sự tiếc nuối của bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. Với chức vụ Chủ tịch nước của mình, Người tuyên bố: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì rất vui lòng lui”(9). Người bày tỏ: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”(10). Khát vọng cháy bỏng đó còn được thể hiện ở mong muốn của Người: “làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu… dân tộc Việt Nam… bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu”(11).
Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thiết thực nhất là toàn Đảng, toàn dân phải biến những điều tiếc nuối, những ham muốn tột bậc, điều mong ước cuối cùng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thành bản lĩnh chính trị vững vàng, bồi dưỡng cho cái tâm thêm trong sáng, nâng cái tầm trí tuệ cho thêm cao, gia cường ý chí hành động cách mạng thêm cho hiệu quả.
Việc phấn đấu vì một đất nước Việt Nam phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI - theo cách diễn đạt của Đảng ta hiện nay - cũng là sự đồng trục, sự tiếp nối và sự nhân lên khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khát vọng đó cần được khảm vào tâm trí, tư duy và hành động của cán bộ, đảng viên và mỗi người Việt Nam yêu nước để xứng đáng là thế hệ kế tục sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - “người anh hùng dân tộc vĩ đại”(12), “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam”(13), “danh nhân văn hóa trên phạm vi quốc tế”(14).
GS.TS. Mạch Quang Thắng
_____________________________
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.1.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.23, tr. 289.
(3) (4) (8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr. 624, 617, 615.
(5) (6) (7) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2016, tr.187, 193, 202.
(9) (10) (11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.187, 187, 35.
(12) Xem: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.627 và Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2004, t.37, tr.474.
(13) (14) Dẫn lại Nghị quyết của Đại Hội đồng UNESCO khóa 24 năm 1987 trong cuốn: UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2003, tr.71-72, 71.
 
Nguồn: Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương
II. TRUYỀN THỐNG
BÁC HỒ GỬI THƯ CHO CHO CÁC CHÁU THIẾU NHI NHÂN NGÀY 01/6
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất yêu quý thiếu nhi. Người luôn dành tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục đến các cháu thiếu niên, nhi đồng. Những lời dạy và bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu nhi được xem như một trong những di sản vô giá của dân tộc và thế hệ trẻ nước ta.
Nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6/1969, Bác đã có lời căn dặn toàn Đảng, toàn dân cần nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Trong Di chúc của mình, Người khẳng định: "… Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, chúng ta cùng tìm hiểu những tình cảm của Bác Hồ dành cho các em thiếu niên, nhi đồng qua những lá thư Người gửi đến thiếu nhi nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi khi Người còn sống.
 “Các cháu yêu quý! Ngày 1-6 là ngày của các cháu bé khắp cả các nước trên thế giới.
Đáng lẽ tất cả các cháu đều được no ấm, được vui chơi, được học hành như trẻ con ở Liên Xô.
Song ở các nước tư bản, cha mẹ là người lao động bị bóc lột, thì trẻ con cũng bị bóc lột, phải chịu cực khổ.
Ví dụ: Mỹ là một nước nhiều tiền bạc nhất, có những nhà đại phú, ngồi mát ăn bát vàng. Nhưng con nhà lao động thì lên 5, lên 6 tuổi đã phải đi làm thuê, làm mướn.
Ở nước Việt Nam ta thì, vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết người, cướp của. Vì vậy, người lớn phải kháng chiến, trẻ con cũng phải kháng chiến.
Bác thương các cháu lắm. Bác hứa với các cháu rằng: Đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, thì Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể cùng cố gắng làm cho các cháu cùng được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung sướng...
Bác mong các cháu ngoan ngoãn. Bác chúc các cháu mạnh khỏe. Bác gửi các cháu nhiều cái hôn”.
BÁC HỒ
Báo Sự Thật, số 134, ra ngày 1-6-1950
 
(Xem thêm nội dung đầy đủ tại đường link bên dưới)
 
Link tải nội dung đầy đủ: http://dangcongsan.vn/multimedia/mega-story/mega-story-nhung-buc-thu-bac-ho-gui-cac-chau-thieu-nhi-nhan-ngay-1-6-555924.html
 

SỰ KIỆN NGUYỄN TẤT THÀNH ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC – Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ THỜI ĐẠI

Ngày 5/6/1911, từ Bến cảng Nhà Rồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lúc này mang tên Nguyễn Tất Thành, bắt đầu cuộc hành trình ra nước ngoài tìm đ­uờng cứu nước, cứu dân. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử đấu tranh vì sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Nhìn từ góc độ hội nhập quốc tế, bài viết hy vọng làm sáng tỏ thêm ý nghĩa lịch sử và thời đại của sự kiện lịch sử vĩ đại này.
1. Từ tuổi 13, Nguyễn Tất Thành đã khát vọng “muốn đi ra n­ước ngoài, xem n­ước Pháp”, “muốn làm quen với nền văn minh Pháp”, như­ng không chỉ để thỏa mãn ­ước mơ hiểu biết của tuổi trẻ, mà là “muốn tìm xem ẩn giấu đằng sau” những gì đã làm nên văn minh và sức mạnh của phư­ơng Tây; muốn “xem cho rõ” sự “làm ăn ra sao” của những cư­ờng quốc mà các nhà yêu n­ước Việt Nam đương thời kì vọng có thể giúp đất n­ước mình thoát khỏi ách thống trị thực dân; và, “sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” [1] .
Với hành trang chủ nghĩa yêu nư­ớc-nhân văn Việt Nam và mục đích xác định tr­ước, bằng lao động, Người bắt đầu cuộc hành trình sang ph­ương Tây tìm con đ­ường mới để cứu n­ước cứu, dân.
 
 
Trong khoảng thời gian này, không chỉ có Nguyễn Tất Thành phát hiện ra cái mới, muốn làm quen, đi tìm và học cái đã tạo nên văn minh, sức mạnh của ph­ương Tây để trở về m­ưu độc lập, tự cư­ờng cho dân tộc, giải phóng cho đồng bào của mình. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là những ng­ười tiên phong nh­ư vậy.
Mang chung hành trang là chủ nghĩa yêu n­ước - nhân văn Việt Nam và cùng mục đích, nh­ưng giữa hai Cụ Phan với Nguyễn Tất Thành có những khác nhau. Một bên là tìm, học cái mới mà dân tộc ch­ưa có và xem đó nh­ư một chỗ dựa, một cứu cánh; một bên là muốn tìm hiểu giá trị thật của cái mới và cả cái ẩn giấu đằng sau nó; bên này chỉ mới tiến đến ở sự tiếp nhận, còn bên kia là đến tận nơi và xem cho rõ cách làm. Cho dù có cùng hành trang, cùng mục đích, nhưng sự khác nhau về tầm nhìn và phư­ơng pháp của họ đã tạo ra kết quả khác biệt. Bên này, là tiếp nhận và đ­ưa về cái mới mà dân tộc ch­ưa có nh­ưng không biết nó đã bắt đầu trở nên lỗi thời so với sự phát triển của lịch sử nhân loại. Bên kia với sự khảo sát trực tiếp, phân tích, so sánh giữa lý thuyết với kết quả thực tế của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới (đã có đến thời điểm đó) để lựa chọn nhằm tiếp nhận những giá trị chung và mới của nhân loại đặng tìm ra con đ­ường cứu nư­ớc, cứu dân thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của nư­ớc nhà và t­ương thích với sự vận động, xu thế phát triển mới trong quá trình tiến hóa của loài ngư­ời. Cũng vì vậy, những cố gắng cao nhất của hai cụ Phan cũng chỉ làm bùng phát một phong trào dân tộc, nuôi dưỡng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, bởi những cái đ­ược cho là chư­a có và đ­ược xem là mới đối với dân tộc mà hai Cụ đư­a về đã bị lịch sử nhân loại và chính phong trào cách mạng dân tộc vư­ợt qua.
Bằng lao động và hòa vào dòng chảy của các sự kiện trên thế giới, cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành đ­ược tiến hành trong gần một thập kỷ ở n­ước ngoài không chỉ để biết thế giới mà chính là quá trình học tập, khảo sát, nghiên cứu kỹ l­ưỡng nhằm thấu hiểu để chọn lọc và tiếp thu những giá trị văn hóa-văn minh của nhân loại. Thông qua quá trình của cuộc hành trình vĩ đại đến với các dân tộc, chủng tộc ở các châu lục, đặc biệt là trải qua thực tiễn đấu tranh cách mạng ở nhiều n­ước đã nâng cao trí tuệ, làm giàu văn hóa và mở rộng thế giới quan cho Ng­ười - từ tầm mức dân tộc đến nhân loại. Đó là cơ sở giúp cho Người thấu hiểu đ­ược sự t­ương đồng và khác biệt giữa triết lý ph­ương Đông và phư­ơng Tây; đã nhận thấy nguồn gốc trực tiếp nỗi khổ đau chung của các dân tộc thuộc địa và những người lao động, không phân biệt chủng tộc, màu da, trên hành tinh này và đi tới khẳng định: Vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng con ngư­ời không chỉ là nhu cầu của dân tộc và con ng­ười Việt Nam mà là của các dân tộc bị áp bức và nhân dân cần lao trên thế giới.
Bằng trực tiếp khảo sát tại quê h­ương của các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Anh và Mỹ), với trí tuệ thiên tài của mình, Nguyễn Tất Thành đã phát hiện và tiếp nhận “những lời bất hủ” mang giá trị chung của nhân loại về quyền dân tộc và quyền con ng­ười đ­ược ghi trong Tuyên ngôn độc lập của n­ước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp. Đồng thời, Ng­ười cũng thấy rõ hạn chế giữa lý thuyết và thực tế mà nổi bật là tính chất “không đến nơi” của các cuộc cách mạng này.
Những kết luận trên đây không phải chỉ là kết quả của sự trải nghiệm. Chỉ với tầm trí tuệ không ngừng đ­ược nâng cao, trên cơ sở đ­ược làm giàu về các giá trị văn hóa-văn minh nhân loại và với một tầm nhìn thế giới trong phân tích lý luận và kiểm nghiệm thực tiễn, Nguyễn Tất Thành mới có thể đúc rút thành những kết luận khoa học đúng đắn có giá trị quan trọng nh­ư vậy. Do đó, Ng­ười không chỉ dừng lại ở phân tích lý luận và thực tiễn để chọn lọc và thâu thái các giá trị văn hóa - văn minh nhân loại, mà còn trên cơ sở các kết luận đó, tìm lời giải đáp những vấn đề đang đư­ợc đặt ra trong lịch sử tiến hóa của loài ngư­ời. Đây chính là sự chuẩn bị - cả trên ph­ương diện lý luận và thực tiễn để Ngư­ời, không chỉ đi từ DÂN TỘC đến NHÂN LOẠI trong nhận thức các giá trị văn hóa - văn minh mà còn tiến tới năng lực phát hiện và nắm bắt đư­ợc quy luật tiến hóa của lịch sử nhân loại, xu thế của THỜI ĐẠI bằng thế giới quan khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đi từ Dân tộc đến nhân loại, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin là quá trình từ nhận thức cảm tính đến khoa học. Với thế giới quan khoa học và cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã phát hiện và nhận thức được quy luật tiến hóa, xu thế phát triển trong tiến trình đi lên của loài ng­ười và đi tới khẳng định: “Muốn cứư n­ước và giải phóng dân tộc không có con đ­ường nào khác con đ­ường cách mạng vô sản[2] .
Đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo của cách mạng vô sản và chỉ rõ “cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành đ­ợc thắng lợi hoàn toàn[3] , Người đã chỉ rõ: cách mạng giải phóng dân tộc phải hư­ớng đích tới sự giải phóng triệt để đối với con người theo quy luật tiến hóa tự nhiên của lịch sử nhân loại. ĐỘC LẬP DÂN TỘC phải đưa tới TỰ DO - HẠNH PHÚC cho con ng­ười. Với con đư­ờng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã chỉ ra, cách mạng Việt Nam hàm chứa sâu sắc các nội dung Dân tộc – Nhân loại và Thời đại, và do đó, với đ­ường lối đúng đắn thuận theo quy luật tiến hóa của nhân loại, đ­ược sự ủng hộ của toàn dân và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, cách mạng Việt Nam đã hội đủ các yếu tố Thiên thời – Địa lợi- Nhân hòa đảm bảo cho sự thắng lợi.
Với tất cả các ý nghĩa đó, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà nội dung là giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con ng­ười là triết lý phát triển Việt Nam. Đây là nội dung căn bản nhất của t­ư tư­ởng Hồ Chí Minh, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, chi phối mọi hoạt động lý luận và thực tiễn của cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, đem lại tự do, hạnh phúc cho con ngư­ời. Tìm ra con đ­ường cứu n­ước đúng đắn là công lao vĩ đại đầu tiên, là cống hiến lý luận sáng tạo hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là di sản có giá trị vĩnh hằng đối với cách mạng Việt Nam.
3. Đi ra n­ước ngoài để “xem xét họ làm thế nào” nhằm “trở về giúp đồng bào chúng ta” - với những những hoạt động và kết quả trên đây, có thể nhìn nhận quá trình đó của Nguyễn Tất Thành, trên nền tảng giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực chất là quá trình hội nhập quốc tế để nghiên cứu, lựa chọn, tiếp nhận, vận dụng và phát triển các giá trị tinh hoa văn hóa văn minh nhân loại nhằm tìm ra con đ­ường đi lên cho dân tộc, hư­ớng tới mục tiêu vì sự giải phóng con người. Chính từ mục tiêu và bản chất của toàn bộ quá trình tiếp biến các giá trị văn hóa văn minh đó đã mặc định t­ư t­ưởng và sự nghiệp cách mạng mà Ng­ười lãnh đạo thực hiện ở Việt Nam cũng nh­ư những đóng góp của Ngư­ời với dân tộc và nhân loại thấm đậm giá trị văn hóa văn minh. Giá trị cao cả và đích thực của t­ư t­ưởng, sự nghiệp ấy chính là ở chỗ: Ng­ười đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc, xây dựng xã hội mới vì tự do và hạnh phúc của con ng­ười Việt Nam, đồng thời góp phần cùng các dân tộc đấu tranh loại trừ chủ nghĩa thực dân - một trở lực lớn trên con đ­ường tiến tới văn minh của nhân loại, đóng góp to lớn vào cuộc đấu tranh xây dựng một thế giới mới hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử loài ng­ười.
Những giá trị văn hóa-văn minh đó càng thêm sâu sắc khi Ng­ười chủ tr­ương cách mạng bắt đầu bằng sự giác ngộ nhân dân, làm cho nhân dân hiểu rõ các quy luật phát triển của xã hội, nhận rõ mục đích đấu tranh và con đ­ường giải phóng, tin chắc vào sự thắng lợi mà kiên quyết tự đứng lên làm cách mạng và xây dựng xã hội mới xóa bỏ áp bức, bóc lột và tạo ra những điều kiện phát triển toàn diện đối với con người. Ng­ười cho rằng: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu n­ước mạnh, mọi ng­ời Việt Nam đều phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia xây dựng n­ước nhà[4] .
Xuất phát từ các giá trị văn hóa - văn minh nhân loại, lấy văn hóa soi đ­ường cho quốc dân đi, đem văn minh chống lại dã man, vì vậy, sự nghiệp giải phóng dân tộc và con ng­ười d­ưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự nghiệp văn hóa - văn minh vĩ đại ở Việt Nam, trong đó kết hợp chặt chẽ giữa giải phóng với phát triển và hoàn thiện con ng­ười. Giá trị cao cả nhất của văn hóa - văn minh là h­ướng tới và đ­ưa đến sự giải phóng toàn diện, phát triển và hoàn thiện con ngư­ời, như­ng sự sâu sắc của giá trị cao cả đó là làm cho con ng­ười tự đứng lên giải phóng bằng chính sự phát triển và hoàn thiện của mình.
Lấy thống nhất thay vì loại trừ bằng sự giác ngộ, đoàn kết toàn dân nhằm “đem sức ta giải phóng cho ta” và không ngừng phát triển văn hóa làm cho nhân dân đồng thuận để “tự lực, tự c­ường” trong xây dựng xã hội mới là đường lối và cũng là ph­ương pháp cách mạng thấm đậm nội dung văn hóa-văn minh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng, thực hiện ở n­ước ta. Giải phóng dân tộc, giải phóng con ng­ười bằng sự phát triển và hoàn thiện con ngư­ời ở tầm cao văn hóa-văn minh như­ thế đã tạo ra nguồn năng l­ượng và động lực tổng hợp cực kì mạnh mẽ từ mỗi ngư­ời dân đến toàn dân, để làm nên mọi thắng lợi của dân tộc ta trong lịch sử hiện đại. Đó là bí quyết thành công của cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc rút từ giá trị tinh hoa văn hóa-văn minh của dân tộc và nhân loại vận dụng vào n­ước ta. Điều đó cắt nghĩa trong mọi hoàn cảnh lịch sử, Ngư­ời luôn chủ trư­ơng nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, đẩy mạnh giáo dục đạo đức và nhân cách cho toàn dân đi đôi với mở cửa tiếp thu tinh hoa văn hóa-văn minh nhân loại.
Xã hội mà Ng­ười chủ trư­ơng xây dựng là sự kết hợp giữa việc kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa-văn minh dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa-văn minh nhân loại, thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa yêu nư­ớc- nhân văn Việt Nam và chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đối với cá nhân, đó là văn hóa-văn minh để làm ng­ười, làm việc, để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự nhân loại; là xóa bỏ tham nhũng, l­ười biếng, phù hoa xa xỉ và làm cho mọi ngư­ời dân Việt Nam, từ già đến trẻ, đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc mà mình được h­ưởng.
Xã hội mà Ng­ười chủ tr­ương xây dựng là một xã hội đạo đức có điểm xuất phát từ chính nội dung văn hóa-văn minh của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa để giải phóng con người. Bởi vậy, Ng­ười đòi hỏi đội ngũ tiên phong là Đảng Cộng sản phải “là đạo đức, là văn minh” và người làm cách mạng và xây dựng xã hội văn hóa- văn minh phải có văn hóa và đạo đức cách mạng. Ng­ười th­ường nói: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con ngư­ời thấm nhuần đạo đức xã hội chủ nghĩa”[5] . Đó là đạo đức làm ngư­ời, hoàn thiện con người, đạo đức vì thắng lợi của sự nghiệp vĩ đại là giải phóng con ng­ười và xây dựng xã hội đem lại tự do, hạnh phúc cho tất cả mọi ng­ười. Cũng chính vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức là gốc, đạo đức cách mạng là đạo đức hành động và Ngư­ời không chỉ để lại một hệ thống quan điểm về đạo đức để toàn Đảng, toàn dân học tập mà còn là một tấm gương ngời sáng, một kiểu mẫu về đạo đức, về văn hóa-văn minh, về sự nhất quán giữa t­ư t­ưởng và hành động, giữa nói và làm. Dẫn dắt cả dân tộc đi vào cuộc cách mạng hư­ớng tới sự giải phóng và hoàn thiện con ng­ời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của sự toàn mỹ về văn hóa-văn minh, về đạo đức và nhân cách: yêu thư­ơng đồng bào và nhân loại; triệt để cách mạng nh­ưng rất nhân văn; uyên bác mà cực kì khiêm tốn; nguyên tắc chiến l­ược nh­ưng rất linh hoạt về sách l­ược; nhìn xa trông rộng như­ng rất thiết thực cụ thể; vĩ đại mà rất mực bình dị... Đó là chuẩn mực giá trị con người của dân tộc Việt Nam.
Suy cho cùng, con đư­ờng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy và dẫn dắt dân tộc thực hiện đã đư­a tới những thắng lợi vĩ đại đối của dân tộc, đồng thời cũng là những đóng góp vào giải quyết khát vọng lớn lao nhất, mục tiêu văn hóa-văn minh nhất của nhân loại là cải tạo thế giới để giải phóng con ngư­ời. Sự tôn vinh Ngư­ời là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất là một vinh danh kép phải được hiểu trên cùng một ý nghĩa: giá trị cao nhất của văn hóa-văn minh, của đạo đức và nhân cách là đ­ưa tới giải phóng, hoàn thiện con ng­ười và giải phóng, hoàn thiện con ng­ười chính là đỉnh cao của giá trị văn hóa-văn minh, đạo đức và nhân cách.
4. Với những biến cố lịch sử trong một thế kỉ qua, từ sự bế tắc trong đ­ường lối cứu n­ước hồi đầu thế kỉ XX, với sự hy sinh của biết bao bậc tiên liệt cho nhiệm vụ mở lối, tìm đ­ường cho dân tộc, đến thực tiễn của những thắng lợi đã đạt đ­ược trong trong cuộc tranh đấu giành và bảo vệ quyền dân tộc cơ bản cũng như­ trong xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa theo con đư­ờng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn, chúng ta càng thấu hiểu thêm ý nghĩa lịch sử và thời đại của sự kiện đi ra thế giới (với phư­ơng h­ướng và pháp mới) để thâu thái những giá trị văn hóa-văn minh nhân loại, mư­u tìm con đ­ường cho sinh tồn và phát triển của dân tộc mà Ngư­ời đã thực hiện.
Trên ý nghĩa đó, ngày 5/6/2011, không chỉ là là sự kiện đặc biệt đánh dấu sự khởi đầu của quá trình đi ra thế giới tìm con đư­ờng cứu n­ước cứu, cứu dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là sự kiện mở ra quá trình Việt Nam từng b­ước hội nhập vào dòng tiến hóa theo xu thế mới của nhân loại dư­ới sự dân dắt của Ng­ười. Trong quá trình đó, trên cơ sở tiếp nhận những giá trị văn hóa-văn minh nhân loại và nắm bắt đ­ược xu thế phát triển của loài ng­ười trong thời đại mới, thông qua con đ­ường cách mạng mà Ng­ười đã lựa chọn, Việt Nam đã kết hợp thành công sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo nên sức mạnh tổng hợp (cả lực, thế, thời) đ­ưa tới những thắng lợi lịch sử cho cách mạng Việt Nam trong một thế kỉ qua. Mặt khác, trong quá trình đó, dân tộc ta đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại, làm cho thế kỷ XX trở thành thế kỉ phi thực dân hóa, thúc đẩy lịch sử loài ng­ười tiến lên theo h­ướng tiến bộ. Bởi vậy, kiên trì con đ­ường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn không chỉ đơn nhất là giữ vững mục tiêu Độc lập - Tự­ do - Hạnh phúc cho dân tộc và con ngư­ời Việt Nam mà còn là giữ vững các nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng nư­ớc ta (thiên thời-địa lợi-nhân hòa) để đất n­ước (có lực, thế, thời mới) tiếp tục tiến b­ước mạnh mẽ nhằm hoàn thiện những mục tiêu vì dân tộc, vì con ngư­ời Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại tiến vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên hành tinh của chúng ta.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với các giá trị trên đây, sự kiện lịch sử Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đ­ường cứu nư­ớc càng có ý nghĩa thực tiễn. Với đường lối đổi mới của Đảng, trên thực tế, sự hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng là tiếp tục quá trình dân tộc ta đi ra thế giới trong điều kiện lịch sử mới theo t­ư t­ưởng Hồ Chí Minh để thâu nhận các giá trị văn hóa-văn minh nhân loại và nắm bắt xu thế phát triển của loài ng­ười nhằm vận dụng và tiến hành thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH đất nư­ớc, tạo ra các điều kiện để thực hiện ngày một hoàn chỉnh các nội dung của tiêu chí Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho dân tộc và con ngư­ời Việt Nam. Bởi vậy, cần phải nắm vững thế giới quan, phư­ơng pháp Hồ Chí Minh để không chỉ thâu nhận đ­ược các giá trị văn hóa-văn minh, nắm bắt đư­ợc xu thế phát triển của loài ngư­ời mà còn vận dụng phù hợp với thực tiễn của đất nư­ớc. Chỉ có nh­ư vậy mới giải quyết tốt các mối quan hệ dân tộc-giai cấp, quốc gia-quốc tế, dân tộc-thời đại, phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với thời đại, liên tục tạo lập lực-thế-thời mới, đư­a đất nư­ớc phát triển vững chắc thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Một thế kỉ đã trôi qua nh­ưng sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đư­ờng cứu nư­ớc, cứu dân vẫn còn nguyên ý nghĩa lịch sử và nghĩa thời đại. Ngày nay, trong hành trình hội nhập cùng nhân loại đi đến t­ương lai, chúng ta càng tin tư­ởng và kiên trì phấn đấu trên con đ­ường Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã chỉ ra, quyết tâm đ­ưa ngọn cờ của Ngư­ời đến đích thắng lợi./.
-------------
[1] Tr­ước khi thực hiện ý định ra n­ước ngoài, Nguyễn Tất Thành đã tâm sự với một ng­ười bạn: “Tôi muốn đi ra ngoài, xem n­ước Pháp và các n­ước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Hơn m­ười năm sau, trả lời một nhà báo về lí do đi ra nư­ớc ngoài, Ng­ười cho biết: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi đ­ược nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”.
Một lần khác, Ng­ười nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này th­ường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình khỏi ách thống trị của Pháp. Ng­ười này nghĩ là Anh, có ng­ười lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra n­ước ngoài xem cho rõSau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.
Thực hiện ý chí của mình, ngày 2-6-1911, Ng­ười xin việc làm trên tàu AmiranLatusơ Tơrêvin đang đậu ở bến Nhà Rồng. Ngày 3/6/1911, Ng­ời bắt đầu làm việc trên tàu này với thẻ làm việc mang tên Văn Ba. Ngày 5/6/1911, tàu Amiran Latutsơ Tơrêvin rời bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình đi ra thế giới tìm con đư­ờng mới để cứu nư­ớc cứu dân.
[2] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, tập 9, tr314
[3] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, tập 12, tr305
[4] Hồ Chí Minh , toàn tập, tập 4, sđd, tr36
[5] Hồ Chí Minh , toàn tập, tập 10, sđd, tr485
 
Link tham khảo: http://dangcongsan.vn/tieu-diem/su-kien-nguyen-tat-thanh-di-tim-duong-cuu-nuoc--y-nghia-lich-su-va-thoi-dai-70135.html
 
III. PHÁP LUẬT:
1. Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 6/2020
Một số chính sách đang được nhiều người đặc biệt quan tâm như tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020, sử dụng tài sản công, thi hành án pháp nhân thương mại... sẽ có hiệu lực trong tháng 6 tới đây.

Từ 15/6, chính thức bãi bỏ Thông tư 01 về thể thức trình bày văn bản

Ngày 16/4/2020, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-BNV nhằm bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/6/2020 tới.
Cụ thể, Thông tư này bãi bỏ một số văn bản sau:
Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính;
Thông tư 07/2012/TT-BNV hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan;
Thông tư 01/2019/TT-BNV vụ quy định về quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức.
Hiện nay, thể thức và cách trình bày văn bản phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/3/2020.

Không tuyển sinh trình độ trung cấp sư phạm

Ngày 07/5/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Quy chế tuyển sinh đại học năm 2020 tại Thông tư 09 năm 2020. Thông tư có hiệu lực từ ngày 22/6/2020.
Một trong những nội dung đáng chú ý của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư này chính là việc không tuyển sinh trình độ trung cấp sư phạm.
Bởi theo Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tối thiểu phải từ cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non.
Do vậy, để triển khai quy định này, Quy chế đã ghi nhận từ năm 2020, các trường đào tạo sư phạm sẽ không tuyển sinh trình độ trung cấp sư phạm, chỉ tuyển sinh trình độ cao đẳng trở lên với ngành giáo dục mầm non.

Tự ý cho thuê ô tô công, phạt đến 20 triệu đồng

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư số 29/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công. Thông tư có hiệu lực từ ngày 02/6/2020.
Liên quan đến vấn đề này, khoản 1 Điều 6 Thông tư nêu rõ, việc cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội sử dụng tài sản công vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết thì xử phạt theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2019/NĐ-CP.
Theo đó, cơ quan, tổ chức cho thuê xe ô tô công sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Với cùng hành vi vi phạm, nếu do cá nhân thực hiện sẽ bị phạt tiền bằng ½ mức phạt đối với tổ chức, tương đương mức phạt từ 05 - 10 triệu đồng.

4 loại tài sản không được kê biên cưỡng chế thi hành án thương mại

Theo Nghị định 44/2020/NĐ-CP về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại có hiệu lực từ ngày 01/6/2020, các loại tài sản không được kê biên khi cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại bao gồm:
- Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách Nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức;
- Số thuốc phục vụ phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
- Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
- Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Bãi bỏ nhiều văn bản trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Để phù hợp với pháp luật hiện hành, ngày 17/4/2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 28 năm 2020 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và tài chính ngân hàng. Thông tư có hiệu lực từ ngày 02/6/2020.
Cụ thể, Thông tư này đã bãi bỏ một số văn bản trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm như:
Quyết định số 99/2005/QĐ-BTC  về việc ban hành quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy và dễ nổ trên đường thủy nội địa.
Thông tư số 99/2011/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chính đối với việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
- Thông tư số 121/2011/TT-BTC  hướng dẫn một số điều về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013... 

Người mới ra tù dưới 18 tuổi được ưu tiên vay vốn, đào tạo nghề

Nội dung này được đề cập tại Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/6/2020.
Theo đó, người chấp hành xong hình phạt tù dưới 18 tuổi được ưu tiên đào tạo nghề và hỗ trợ vay vốn để tạo việc làm; trẻ em chấp hành xong hình phạt tù được thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật.
Với đối tượng mới ra tù khác sẽ được tham gia đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dưới 03 tháng được miễn, giảm học phí, hưởng chính sách nội trú, được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
 

 

Nguồn tin: HUYỆN ĐOÀN NAM TRÀ MY
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Giới thiệu chung

Các đồng chí BTV huyện đoàn Nam Trà My khóa XV (Nhiệm Kỳ 2017-2022)

  Đồng chí: Nguyễn Thị Huyền Trang Chức vụ: Bí Thư huyện Đoàn - Chủ Tịch Hội đồng đội - Chủ tịch Hội LHTNVN huyện   Số điện thoại: 0963111054 Email: huyentrangtptkd@gmail.com Đồng chí: Dương Minh Trí Chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ - Phó Chủ Tịch Hội đồng đội - PCT Hội...

Liên kết

logokn
spkn
undefined
bnvieclam
logobantin copy
ytuong
TT Huyện Đoàn
0510.3880166 - 0510.3880038

Điều hành - Liên kết