Năm 2020: TUỔI TRẺ NAM TRÀ MY TỰ HÀO TIẾN BƯỚI DƯỚI CỜ ĐẢNG!

Danh mục

Thống kê

  • Đang truy cập: 3
  • Hôm nay: 133
  • Tháng hiện tại: 8600
  • Tổng lượt truy cập: 1576664

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 7/2019

Đăng lúc: Thứ tư - 10/07/2019 10:14 - Người đăng bài viết: Lê Quang Lưu
TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 7/2019
  TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 7/2019
Chủ đề: “Đền ơn đáp nghĩa - uống nước nhớ nguồn
-------------
I. Lịch sử ra đời của ngày Thương Binh – Liệt sỹ
1. Hoàn cảnh ra đời
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám vừa thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, với tinh thần “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược.
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt chống thực dân Pháp, nhiều đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống, đổ máu trên các chiến trường. Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu cho các chiến sĩ, đặc biệt là những người vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc anh dũng hy sinh.
Đầu năm 1946, “Hội giúp binh sĩ bị nạn” ra đời ở Thuận Hóa (Huế), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác… Sau đó ít lâu được đổi thành “Hội giúp binh sĩ bị thương”. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng Hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người ký văn bản đầu tiên, khẳng định tầm quan trọng công tác thương binh liệt sĩ đối với cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộcChiều ngày 28/5/1946 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Tổng Hội tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng để kêu gọi đồng bào gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sĩ bị thương. Sau đó chiều ngày 11/7/1946 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã có một buổi quyên góp quần áo, giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông chiến sĩ”. Tại đây, Bác Hồ đã cởi chiến áo mà Bác đang mặc để tặng binh sĩ.
Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19/12/1946, theo lời kêu gọi cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên. Là người lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm thấu hiểu và đánh giá cao những hy sinh, mất mát của các thương binh, liệt sỹ và thân nhân gia đình của họ trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Ngay từ năm 1946, giữa bộn bề công việc của những ngày tháng cam go chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giành nhiều tình cảm cho các thương binh, liệt sỹ. Người đã ra thông báo về việc nhận con các liệt sỹ làm con nuôi với một tấm lòng thành kính: “Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những liệt sỹ đã hy sinh tính mệnh của mình cho nền tự do, độc lập và thống nhất của nước nhà, hoặc trong thờì kỳ cách mệnh, hoặc trong thời kỳ kháng chiến. Tôi gửi lời chào thân ái cho gia đình các liệt sỹ đó và tôi nhận con các liệt sỹ làm con nuôi của tôi”.
Trong tình hình ấy, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh liệt sỹ, góp phần đảm bảo đời sống vật chất tinh thần của các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến.
Ngày 16/02/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh Số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ”. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sỹ đối với công cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc.
Để chủ động công tác này trong cả nước, ngày 26/2/1947, Phòng thương binh (thuộc Chính trị Cục, Quân đội Nhân dân Quốc gia Việt Nam) được thành lập. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đồng ý cho thành lập Ban Vận động tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc”. Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục Chính trị quân đội Quốc gia Việt Nam, Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Thái Nguyên) để bàn về công tác thương binh, liệt sỹ và thực hiện Chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn ngày kỷ niệm thương binh, liệt sỹ.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh toàn quốc. Ngày 27/7/1947, một cuộc mít tinh quan trọng đã được diễn ra tại Thái Nguyên với khoảng 2.000 người tham gia. Tại đây, Ban tổ chức đã trịnh trọng đọc thư của Hồ Chủ Tịch. Trong thư Người viết:
“... Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu ...
... Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy.
          ... Thương binh và tử sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc, đã hy sinh cho đồng bào.
... Để báo đáp công ơn đó, Chính phủ phải tìm mọi cách để giúp đỡ anh em thương binh và gia đình tử sĩ.
.. Tôi cũng rất mong muốn đồng bào sẵn sàng giúp đỡ họ về mặt vật chất và tinh thần...”.
Người đã gửi tặng một chiếc áo lụa, một tháng lương và một bữa ăn của nhân viên trong Phủ Chủ tịch. Từ năm 1947, ngày Thương binh liệt sĩ được tổ chức thường kỳ hàng năm. Năm nào vào dịp này, Hồ Chủ tịch cũng có thư và quà gửi anh chị em thương binh và các gia đình liệt sỹ.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Đảng và Nhà nước ta càng đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề chiến sĩ, gia đình liệt sĩ và công tác thương binh. Từ năm 1955, ngày 27/7 ngày Thương binh toàn quốc được đổi thành ngày thương binh, liệt sĩ để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.
Trong suốt 24 năm trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, Bác đã giành sự quan tâm đặc biệt đến các thương binh, liệt sỹ là những người đã cống hiến xương máu, hy sinh tính mạng để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.
Trong lời dặn toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “... Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực, cánh sinh”.
... Đối với các Liệt sỹ, mỗi địa phương cần phải xây dựng vườn hoa và bia tưởng niệm để ghi công sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.
... Đối với cha mẹ, vợ con của thương binh và liệt sỹ, mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 08/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27/7 hàng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” của cả nước.
Mỗi năm, cứ đến Ngày Thương binh - Liệt sỹ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã tổ chức nhiều hoạt động tình nghĩa, thiết thực để tưởng nhớ, tri ân những người để lại một phần xương máu và hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
2. Ý nghĩa của Ngày Thương binh - liệt sỹ
          Ngày 27/7 hàng năm thể hiện sâu sắc sự biết ơn của Đảng, Nhà nước, nhân dân với những gia đình đã có người hy sinh vì Tổ quốc. Qua đó, nhằm phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách mạng và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, lãnh đạo. Đồng thời động viên và phát huy truyền thống cách mạng trong công cuộc đổi mới đất nước.
          Công tác Thương binh liệt sĩ và chính sách đối với những người có công với cách mạng chính là thể hiện tính ưu việt và bản chất của Đảng và Nhà nước ta. Tạo điều kiện củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như sự quản lý của nhà nước.
          Góp phần tăng thêm tiềm lực cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và cơ sở để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần chống lại thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, bôi nhọ quá khứ hào hùng của dân tộc. Tăng cường ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc. Thể hiện truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc. Phát huy tinh thần “gia đình cách mạng gương mẫu” góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế.
(Nguồn: Bảo tàng lịch sử; Pháp luật Việt Nam)
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỀN ƠN - ĐÁP NGHĨA CỦA TUỔI TRẺ NAM TRÀ MY TRONG NHỮNG NĂM QUA
Trong những năm qua, các cấp bộ Đoàn trong toàn huyện đã triển khai và thực hiện hiệu quả các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa – uống nước nhớ nguồn” bằng những hành động và việc làm cụ thể như: thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ các mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, các gia đình liệt sỹ, thương, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng; tổ chức các hoạt động về nguồn cho đoàn viên, thanh niên thăm quan, tìm hiểu lịch sử các địa chỉ đỏ trên địa bàn huyện Nam Trà My thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia, góp phần giáo dục tinh thần cách mạng, truyền thống “ Uống nước nhớ nguốn” của dân tộc, bồi đắp lòng yêu nước, khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ, hình thành trong thanh thiếu nhi niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tháng 7 - tháng tri ân, tháng đền ơn đáp nghĩa là dịp để các cấp bộ Đoàn đẩy mạnh triển khai các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa gắn với nội dung cụ thể như sau:
1. Tổ chức các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa - uống nước nhớ nguồn” và Lễ thắp nến tri ân nhân kỷ niệm 72 năm Ngày thương binh liệt sỹ 27/7/1947-27/7/2019.
2. Tuyên truyền việc chấp hành pháp luật, an toàn giao thông; công tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ; công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2019.
3. Đối với chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2019: tăng cường đảm bảo an toàn, hiệu quả và thiết thực, phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời triển khai, thực hiện một số nội dung, cụ thể như sau:
- Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về các chiến dịch tình nguyện hè và hoạt động hè tại địa phương, đơn vị.
- Rà soát các đội hình thanh niên tình nguyện đang hoạt động tại địa phương; nắm rõ số lượng, thành phần, thời gian, địa bàn, nội dung và phương thức hoạt động của các đội hình.
- Báo cáo cấp ủy, chính quyền về các hoạt động tình nguyện; chỉ đạo Đoàn thanh niên địa phương phối hợp với tổ chức Đoàn nơi cử các đội hình đi tình nguyện, giữ mối liên hệ chặt chẽ với người phụ trách, quán triệt các tình nguyện viên nêu cao ý thức chấp hành kỷ luật trong quá trình tình nguyện để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản cho các đội hình tình nguyện, trong đó tập trung: an toàn giao thông khi đi lại, không sinh hoạt ở các địa điểm nguy hiểm: gần sông, suối, ao, hồ, vách núi… và trong điều kiện thời tiết xấu (mưa giông, lũ quét...).
Với nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, tháng đền ơn đáp nghĩa 2019 là dịp để mỗi đoàn viên, thanh niên nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy truyền thống, tiếp nối mạch nguồn, bồi đắp lòng yêu nước. Từ đó, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, đóng góp sức trẻ xây dựng, phát triển và bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng của dân tộc, đưa đất nước, quê hương tiến lên, giàu mạnh và văn minh./.
 
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Giới thiệu chung

Các đồng chí BTV huyện đoàn Nam Trà My khóa XV (Nhiệm Kỳ 2017-2022)

  Đồng chí: Nguyễn Thị Huyền Trang Chức vụ: Bí Thư huyện Đoàn - Chủ Tịch Hội đồng đội - Chủ tịch Hội LHTNVN huyện   Số điện thoại: 0963111054 Email: huyentrangtptkd@gmail.com Đồng chí: Dương Minh Trí Chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ - Phó Chủ Tịch Hội đồng đội - PCT Hội...

Liên kết

logokn
spkn
undefined
bnvieclam
logobantin copy
ytuong
TT Huyện Đoàn
0510.3880166 - 0510.3880038

Điều hành - Liên kết