Năm 2020: TUỔI TRẺ NAM TRÀ MY TỰ HÀO TIẾN BƯỚI DƯỚI CỜ ĐẢNG!

Danh mục

Thống kê

  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 73
  • Tháng hiện tại: 2357
  • Tổng lượt truy cập: 1579427

Rời núi đi may

Đăng lúc: Thứ ba - 14/05/2019 05:17 - Người đăng bài viết: tuoitrentm
Từ khi huyện Nam Trà My vào cuộc đào tạo nghề cho lao động (LĐ) theo Quyết định 3577 của UBND tỉnh đến nay, hơn 300 LĐ được học nghề và có việc làm ổn định.
Rời núi đi may

Rời núi đi may

      Học nghề

     Chị Hồ Thị Phượng (thôn 3, xã Trà Vân, Nam Trà My) quyết tâm đi học nghề may công nghiệp sau khi được chồng và gia đình ủng hộ, động viên. Từ tháng 11.2018, chị Phượng bắt đầu học nghề ở Trường Trung cấp nghề Thanh niên dân tộc miền núi Quảng Nam (huyện Nam Giang). Sau khi học, chị được tiếp nhận vào làm việc ở Công ty Panko Tam Thăng (TP.Tam Kỳ). Chị Phượng tâm sự: “Thực lòng đi xa tôi nhớ con lắm, bởi con còn quá nhỏ để xa mẹ. Nhưng ở nhà không có việc làm ổn định, chồng ủng hộ nên tôi và em chồng cùng nhau đi học nghề. Trong thời gian 2 tháng học tập trung, tôi được làm quen với nếp sống công nghiệp, đúng giờ giấc. Qua đó hình thành thói quen làm việc đáp ứng kỷ luật tại công ty”. Thời gian đầu, anh Vĩnh chồng chị Phượng lo cuộc sống gia đình xáo trộn vì hai con còn quá nhỏ, nhất là không biết chị Phượng có hoàn thành khóa học, đáp ứng tiêu chí tuyển dụng của công ty... Anh Vĩnh nói: “Lương thử việc của vợ tôi là 3 triệu đồng, sau đó tăng lên 5 - 6 triệu đồng nếu làm tăng ca. Với mức thu nhập như vậy tôi có thêm tiền lo cho các con. Mặc dù vất vả chăm con khi vợ đi làm xa nhưng nếu ở nhà kinh tế gia đình sẽ chật vật vì không có công việc ổn định”.

      Chuyện đi làm của vợ chồng chị Hồ Thị Liên và anh Hồ Văn Hoạt (thôn 2, xã Trà Tập) giờ đã thành điển hình để huyện Nam Trà My tuyên truyền đến những LĐ hiểu và quyết định học nghề may. Đầu năm 2018, chị Liên học nghề trước rồi đi làm ở Công ty Vast Apparel (Phú Ninh). Thấy vợ có việc làm ổn định, thu nhập khá hơn ở nhà, anh Hoạt nghỉ việc khi đang làm cán bộ của xã Trà Tập, đi học nghề may công nghiệp để đồng hành cùng vợ. Đến giờ, cả hai vợ chồng anh chị đều đi làm cùng một công ty và đưa con xuống ở cùng. Chị Liên nói: “Dù vất vả nhưng hai vợ chồng cố gắng làm nuôi con, dành dụm lại chút ít rồi từ từ tính tiếp. Đi làm công nhân may thế này vẫn tốt hơn ở nhà, không làm gì cả mà lại nghèo mãi không thoát được”.

      Bước chuyển trong nhận thức

    Tại một số xã như Trà Vinh, Trà Vân, Trà Mai, Trà Cang, phong trào học nghề may công nghiệp và rời núi đi làm ở đồng bằng đã lan tỏa mạnh. Ban đầu chỉ vài LĐ đi học nghề, rồi họ đi làm và trở về, thành những tuyên truyền viên tích cực, đưa chính sách đến với nhiều LĐ khác. Vì thế mà LĐ đi làm ở các công ty thường theo từng nhóm ở từng xã. Xã nào có nhiều LĐ đi làm tốt thì xã đó về sau thường có thêm nhiều LĐ khác cùng nhau đi làm ở các công ty may. Ông Võ Như Sơn Trà - Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Nam Trà My cho biết, lúc đầu khi triển khai dạy nghề theo Quyết định 3577 gặp rất nhiều khó khăn, cho người dân không muốn xa nhà, chỉ muốn bám nương rẫy. Đơn vị phối hợp với Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc miền núi tỉnh đến từng thôn, bản để tuyên truyền. Tại đó, mời già làng trưởng bản, thanh niên trong độ tuổi lao động chưa có việc làm đến nghe chính sách. Cứ theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” như vậy mà tuyên truyền đến người LĐ, có được vài người đi học nghề, đi làm ổn định rồi mời họ về cùng mình đi tuyên truyền. Có người thật việc thật thì những LĐ khác mới tin tưởng và thực hiện.

     Đến nay, Nam Trà My đã đào tạo nghề may công nghiệp cho 324 LĐ. Dù vậy, công cuộc đưa LĐ rời xa núi rừng để đi làm vẫn còn khá gian nan. Trong số những LĐ đã đi học nghề, không phải ai cũng đi làm và gắn bó dài lâu. Thống kê cho thấy, hơn 80% LĐ chịu đi làm việc và gắn bó với công ty cho đến thời điểm này. Cũng theo ông Trà, Nam Trà My dù được đánh giá là huyện làm tốt chính sách đào tạo nghề cho LĐ, nhưng vẫn chỉ là con số thấp so với số LĐ chưa có việc làm ổn định của huyện, cũng như so với chỉ tiêu phấn đấu. Nguyên nhân được chỉ ra đầu tiên thuộc về chính quyền một số xã không mặn mà trong tuyên truyền, chỉ giới thiệu chính sách, không vận động LĐ đi học nghề. Đối với LĐ, việc học nghề, lập nghiệp dù có những thay đổi nhưng chưa cao, không muốn xa nhà. Những người có gia đình thì bận việc con cái nên không đăng ký tham gia học nghề hoặc khi đã đi làm rồi nhưng bỏ về giữa chừng. LĐ cũng chưa thích ứng với môi trường làm việc trong các khu công nghiệp. Huyện Nam Trà My còn một lượng lớn LĐ độ tuổi 16 - 17 tuổi, đã nghỉ học và muốn đi học nghề đi làm, nhưng doanh nghiệp chỉ tiếp nhận LĐ từ 18 tuổi trở lên nên chưa thể đào tạo nghề cho nhóm LĐ này. Trong thời gian tới, huyện Nam Trà My tiếp tục xác định đẩy mạnh tuyên truyền chính sách đào tạo nghề về các bản, nóc để vận động người LĐ chưa có việc làm đăng ký học nghề để đi làm. Đặc biệt, những điển hình trong việc học nghề và đi làm sẽ được mời về cùng huyện đi tuyên truyền chính sách để người dân tin và làm theo. Đối với một số xã có người LĐ đăng ký học nghề nhưng không đi học, học giữa chừng bỏ về, huyện đã yêu cầu các xã nắm địa chỉ của người LĐ để tiếp tục tổ chức tuyên truyền vận động họ tiếp tục học nghề hoặc đi làm lại.

Tác giả bài viết: BTT
Nguồn tin: Huyện ủy Nam Trà My
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Giới thiệu chung

Các đồng chí BTV huyện đoàn Nam Trà My khóa XV (Nhiệm Kỳ 2017-2022)

  Đồng chí: Nguyễn Thị Huyền Trang Chức vụ: Bí Thư huyện Đoàn - Chủ Tịch Hội đồng đội - Chủ tịch Hội LHTNVN huyện   Số điện thoại: 0963111054 Email: huyentrangtptkd@gmail.com Đồng chí: Dương Minh Trí Chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ - Phó Chủ Tịch Hội đồng đội - PCT Hội...

Liên kết

logokn
spkn
undefined
bnvieclam
logobantin copy
ytuong
TT Huyện Đoàn
0510.3880166 - 0510.3880038

Điều hành - Liên kết