Trong thời gian qua trên địa bàn huyện Nam Trà My xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả do đoàn viên thanh niên làm chủ, tạo “đòn bẩy” thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương:
1. Mô hình Vườn Sâm kết đoàn
- Với bản chất chịu khó ham học hỏi, cộng với sự nhanh nhẹn, nhận thấy có diện tích đất nông nghiệp rộng, năm 2022, ĐVTN xã Trà Tập, Trà Cang và Trà Linh đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình "Vườn Sâm kết đoàn". Tuy mới hình thành được khoảng gần 1 năm nhưng bước đầu, mô hình đã mang lại những kết quả khả quan. Những ngày đầu bắt đầu thực hiện, do còn thiếu kinh nghiệm nên cũng có lúc khó khăn, … Với quyết tâm bám trụ lại mảnh đất nơi mình sinh ra, Với tinh thần cần cù, chịu khó, tính đến nay, mô hình "Vườn Sâm kết đoàn" đã từng bước phát triển.
2. Mô hình Quế Trà My
Tuổi trẻ Nam Trà My luôn chú trọng phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp phát triển kinh tế tại địa phương. Trên diện tích hơn 2 ha, nhiều đơn vị như Trà Cang; Trà Dơn; Trà Don đã xây dựng mô hình "Quế Trà My" kết hợp với nhiều cây ăn trái như mít, xoài,… bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3. Mô hình Chăn nuôi (chủ yếu Bò và Dê).
Trong năm 2022, Tuổi trẻ Nam Trà my xây dựng mô hình chăn nuôi Bò, Dê kết hợp trồng cây ăn quả. Với tinh thần Cần cù, ham học hỏi, ĐVTN xã Trà Leng và xã Trà Nam đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi sản xuất. Bên cạnh đó, để chủ động nguồn thức ăn cho Bò, Dê tận dụng quỹ đất trống chuyển sang trồng cỏ, nhờ đó vẫn bảo đảm nguồn cỏ xanh cho bò. Hiện tại đàn bò của đã tăng lên gần 10 con Bò và hơn 20 con Dê.
4. Mô hình Trồng Sâm Ngọc Linh.
Sâm Ngọc Linh là một loài dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, ĐVTN trên địa bàn huyện luôn chú trọng về phát triển cây trồng này. Trong năm vừa qua xã Đoàn Trà Linh tập hợp thanh niên địa bàn thành lập nhóm thực hiện xây dựng mô hình “Trồng Sâm Ngọc Linh”. Qua hai năm phát triển mô hình đã trồng được hơn 60 gốc cây giống gốc Sâm Ngọc Linh .
5. Mô hình Trồng Sắn cao sản
Hiện nay mô hình trồng Sắn đang được người dân trên địa bàn huyện chú trọng, quan tâm. Đặc biệt trong năm 2022, ĐVTN xã Trà Nam đã xây dựng mô hình "Trồng Sắn cao sản", qua đó nhiều hộ dân trong xã đã chuyển đổi diện tích trồng ngô, lúa nương kém hiệu quả, diện tích đất dốc khó canh tác sang trồng cây sắn cao sản. Loại cây này trồng được những nơi đất có độ dốc cao, đất bạc màu, thời gian thu hoạch dài; phơi khô tích trữ được lâu không bị mối mọt. Ngoài ra, có thể trồng xen cây lạc, đỗ; tận dụng lá sắn làm thức ăn cho tằm, cá, hoặc ủ chua làm thức ăn cho gia súc, thân cây sắn nghiền nhỏ để ủ phân hữu cơ hoặc giá thể trồng nấm sò... Để giúp bà con có kiến thức trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản giống sắn mới, xã đã mời cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện về tổ chức tập huấn cho các hộ dân. Đồng thời, xây dựng kế hoạch khâu nối với các doanh nghiệp, nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ sản phẩm, giúp bà con yên tâm sản xuất.
Qua việc chủ động tìm kiếm cơ hội và nỗ lực vượt khó vươn lên, tinh thần dám nghĩ dám làm, quyết tâm làm giàu trên chính mãnh đất quê hương, mô hình phát triển kinh tế của Tuổi trẻ Nam Trà My đã thể hiện tính xung kích, bản lĩnh của đoàn viên thanh niên trong giai đoạn hiện nay, qua đây góp phẩn cổ động đoàn viên thanh niên chủ động tự chủ xây dựng kinh tế cho bản thân, gia đình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.